Chào Mừng Bạn Ghé Thăm Website Nhóm Trẻ 31 Nhà Chung

Cách phòng ngừa trầm cảm ở trẻ em
Ngày đăng: 29-08-2022
Cách phòng ngừa trầm cảm ở trẻ em

Trầm cảm ở trẻ em thường rất khó phát hiện, rất nhiều trường hợp khi xảy ra những hậu quả nghiêm trọng chúng ta mới biết và để ý đến bệnh lý.

Vậy cần có những cách phòng chống bệnh lý trầm cảm ở trẻ để ngăn chặn những hậu quả của bệnh.

Hạn chế thay đổi môi trường

Đối với một đứa trẻ thì không có gì yên tâm và an toàn hơn một cuộc sống gia đình ổn định. Di chuyển từ nơi này sang nơi khác hoặc là chuyển qua trường khác quá thường xuyên có thể ra những cảm xúc lo lắng, sợ hãi ở trẻ.

Điều này gây lo ngại đến nguy cơ trầm cảm nơi trẻ.

Chính vì thế đảm bảo môi trường sống ổn định là một cách phòng ngừa trầm cảm ở trẻ em.

Đảm bảo đầy đủ cho trẻ vật chất và tinh thần

Đảm bảo đầy đủ cho trẻ vật chất và tinh thần là cơ sở để một đứa trẻ sống và phát triển mà không cần phải lo lắng.

Những đứa trẻ có gia đình hạnh phúc, bố mẹ yêu thương quan tâm và chia sẻ sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh lý trầm cảm hơn.

Luôn thể hiện tình yêu của bạn dành cho trẻ

Bố mẹ nào cũng yêu thương con cái của mình nhưng lại không thể hiện hay bày tỏ cho con biết. Chính vì thế, những đứa trẻ sẽ có suy nghĩ là mình không được bố mẹ yêu thương, từ đó, trẻ sẽ cảm thấy rất buồn và tủi thân.

Bố mẹ hãy thể hiện tình yêu dành cho trẻ bằng hành động hay lời nói để con biết rằng mình được yêu thương, quan tâm chăm sóc.

Hãy ôm ấp con trẻ và cho con cảm thấy mình có giá trị.

Luôn quan tâm trẻ

Bố mẹ hãy dành thời gian để quan tâm đến trẻ nhiều hơn. Quan tâm từ những điều nhỏ nhất.

Hãy lắng nghe những câu chuyện, những tâm sự của trẻ và nhớ rằng cần tránh đưa ra những nhận xét tiêu cực khi nghe những quan điểm hay vấn đề của trẻ. Gây cho trẻ cảm giác vô giá trị, không ai quan tâm, đứng về phía mình tác động không tốt đến hành vi sau này của trẻ.

Thiết lập cho trẻ những thói quen, đặt mục tiêu trong cuộc sống

Gia đình luôn phải tạo cho trẻ những thói quen tốt, những mục tiêu dù nhỏ dù lớn cũng giúp trẻ không bị mất phương hướng khi gặp bất cứ vấn đề nào, ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực của bệnh lý trầm cảm.

Dạy cho con rằng thua là một phần của cuộc sống

Rất nhiều trẻ không chấp nhận việc thua cuộc và cảm thấy khó khăn rơi vào tinh trạng đó. Bố mẹ hãy dạy cho con hiểu thua là một phần của cuộc sống, sự mất mát đôi khi là cần thiết, và con luôn có một thời gian phía trước và một cơ hội tốt hơn.

Dạy con những gì cần làm khi bị bắt nạt hoặc bạo lực ở bên ngoài

 Điều này giúp trẻ có cách xử lý đúng, tránh cho trẻ hoang mang sợ hãi khi gặp vấn đề, bớt đi những che giấu vấn đề bản thân của trẻ.

Dạy trẻ tìm đến những sự giúp đỡ của người khác

Bố mẹ cần dạy trẻ tìm đến những sự giúp đỡ của người khác khi gặp khó khăn mà không có sự có mặt của bố mẹ.

Được người khác giúp đỡ, trẻ sẽ tự tin hơn và sẽ luôn tìm cách giúp đỡ người khác.

Nhưng bố mẹ lưu ý, không phải chuyện gì trẻ cũng có thể nhờ người khác giúp đỡ. Như vậy sẽ tạo ra thói quen xấu. Trẻ sẽ ỷ lại vào người khác.

Trầm cảm ở trẻ em là một bệnh lý rất phức tạp và không kém phần nguy hiểm. Mong rằng những kiến thức trên sẽ là hành trang cho các bậc phụ huynh nhận biết các dấu hiệu, nguyên nhân của bệnh lý. Từ đó đưa ra những cách phòng tránh bệnh giúp con trẻ ngày càng tự tin và phát triển toàn diện.

 

 
 
 
 
 

Bình luận của bạn về bài viết