Chào Mừng Bạn Ghé Thăm Website Nhóm Trẻ 31 Nhà Chung
Hiện nay bệnh chân tay miệng vẫn đang có nguy cơ lây lan và mắc bệnh cao ở các trẻ nhỏ. vì vậy việc vệ sinh cho trẻ là rất quan trọng để phòng chống lay lan dịch bệnh cho trẻ.
Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ em qua các giai đoạn như:
-Giai đoạn ủ bệnh: khoảng 3-7 ngày.
-Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
-Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:
. Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
. Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
. Sốt nhẹ, nôn: Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
Để chủ động phòng chống, quý phụ huynh cần chủ động thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh.
Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
-Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
-Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Quý phụ huynh cũng có thể dùng các bài thuốc dân gian để phòng tránh cho trẻ không mắc bệnh chân tay miệng.
Lá Trè Tươi
Trè xanh có công dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn, siêu vi trùng có hại, rất tốt với người bị bệnh ngoài da như rôm sảy. Vì thế mà các bà mẹ rất hay dùng nước trà xanh tắm cho bé để chữa rôm sảy, một chứng bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ
Ngoài ra trong nước của lá trà xanh còn có nhiều muối chứa NaCl, có công dụng thanh nhiệt và giải độc cơ thể, giúp sát trùng và tiêu viêm vì thế tắm nước trà xanh có thể trị các chứng ngứa ngáy mẩn đỏ vô cùng hiệu quả, mang lại một làn da đẹp cho bé.
Để phòng tránh cho trẻ không bị mắc bệnh chân tay miệng. Hàng ngày phụ huynh nấu lá trè tươi nấu lấy nước và cho một chút muối hạt vừa đủ để cho con tắm, có thể ngân tay, chân cho con 5-10’
Đối với những bé đang mắc bệnh chân tay miệng, quý phụ huynh đun nước trè tươi đặc hơn mỗi ngày ngâm 10-15’/lần. Làm 2/ ngày, các vết mụn của con khô lại ngay.
Rau Diếp Cá
Rau diếp cá có công dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu thũng, sát trùng và chống viêm loét.
Cách chữa bệnh chân tay miệng tại nhà bằng các bài thuốc dân gian đơn giản mà cực hiệu quả
Rau diếp cá có công dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu thũng, sát trùng và chống viêm loét
Cách dùng: Giã nát rau diếp cá, cho vào nước sôi để ấm đủ tắm rồi tắm cho trẻ mà không cần tắm lại với nước lã. Sau đó dùng nước cốt nghệ thoa vào các vết mụn nước, lở loét, hoặc dùng gel nha đam thoa vào vùng thương tổn trên da.
Ngoài ra, bạn có thể xay rau diếp cá cho trẻ uống trong vòng 5-7 ngày đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
Củ tỏi
Đây là loại gia vị có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do các vết loét.
Cách dùng, nên đập dập hoặc băm nhỏ chế biến thành các món ăn hàng ngày cho trẻ.
Bên cạnh đó bệnh nhân hạn chế chất tanh như tôm, cá, mực vì những thực phẩm trên có thể gây ngứa những viết loét do bệnh gây ra.